Tiểu rắt, tiểu buốt, chuyên môn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ. Thông tin dưới đây giúp chị em tham khảo, phòng tránh và xử lý nếu chẳng may mắc bệnh.
Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì ?
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là tình trạng nhiễm trùng ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu - thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng liên quan đến đường tiết niệu dưới - bàng quang và niệu đạo. Nhiễm trùng giới hạn trong bàng quang có thể gây đau đớn và khó chịu nên người ta quen gọi là tiểu rắt, tiểu buốt. Tuy nhiên, hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nếu nhiễm trùng tiểu lây lan đến thận.
Thống kê cho thấy, có đến 50% phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiểu (Urinary Tract Infection, UTI) ít nhất một lần trong đời. Phụ nữ có xu hướng bị nhiễm trùng đường tiểu cao hơn nam giới đến 5 lần, bởi vì niệu đạo ngắn khiến cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào bàng quang hơn. Nhất là ở nhóm trong độ tuổi sinh sản từ 18 đến 55, riêng với phụ nữ mang thai, tỷ lệ mắc bệnh lại cao hơn đến 50%. Sau tuổi 55, tỉ lệ mắc UTI ở nam và nữ bằng với nhau. Người cao tuổi thường dễ bị UTI bởi vì họ phụ thuộc vào người khác để giúp họ giữ gìn vệ sinh cá nhân. Nhiều người cao tuổi mất tự chủ bị nhiễm trùng đường tiểu bởi vì tã của họ không được thay thường xuyên tã cần được thay ít nhất 5 - 6 lần một ngày. Tã nhớp có thể dẫn đến nhiễm trùng và hăm loét.
Nguyên nhân gây UTI ở phụ nữ
Rất đa dạng nhưng phần lớn là do một số yếu tố tiềm ẩn sau: Do mãn kinh, lý do, việc sản xuất estrogen của cơ thể giảm dẫn đến sự thay đổi pH âm đạo, xáo trộn sự cân bằng của vi khuẩn và nấm men âm đạo, làm tăng cơ hội nhiễm trùng. Một số phụ nữ mãn kinh bị teo (hay còn gọi là mỏng thành âm đạo) cũng có thể xuất hiện những vết cắt nhỏ gần niệu đạo, khiến họ dễ bị nhiễm trùng đường tiểu. Hai là do táo bón khiến bàng quang trống rỗng, vi khuẩn khó phát triển và gây ra hiện tượng nhiễm trùng. Do mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát, theo đó, khi đường huyết máu cao, lượng đường dư sẽ được đào thải qua đường nước tiểu. Đây là môi trường thuận lợi cho sự phát triển quá mức của vi khuẩn, dẫn đến nhiễm trùng. Ba là do nhịn tiểu quá mức, nếu nhịn tiểu 6 giờ trở lên có thể làm gia tăng bệnh UTI vì vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang. Bốn, do mất nước, năm là do các sản phẩm dùng cho phụ nữ như băng vệ sinh (tampon) bẩn là vật dụng chứa nhiều vi khuẩn có thể phát sinh bệnh, do đồ lót không thoải mái, do mắc bệnh sỏi thận và cuối cùng là do tiểu tiện trước khi sex, khiến không đủ lượng nước lưu trữ trong bàng quang để tạo ra dòng chảy mạnh, làm “tuôn” vi khuẩn ra ngoài v.v.
UTI có thể điều trị được dứt điểm?
Cần lấy mẫu nước tiểu của bệnh nhân để xác định vi khuẩn gây UTI, để lựa chọn ra các loại kháng sinh thích hợp. Nếu UTI tái phát nhiều hơn 3 lần một năm, bệnh nhân cần được siêu âm để xác định xem liệu có những vấn đề khác trong đường tiết niệu hay không như bệnh sỏi đường tiết niệu hay trong bàng quang, hoặc trào ngược bàng quang niệu quản bẩm sinh ở trẻ em.
Về phòng ngừa có thể thực hiện các bước sau để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu: Uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước, có thể uống nước ép nam việt quất có tác dụng ngăn ngừa UTIs, mà không gây hại. Nên vệ sinh từ trước ra sau sau khi đi vệ sinh, nên làm rỗng bàng quang của bạn ngay sau khi giao hợp và uống một cốc nước đầy để giúp loại bỏ vi khuẩn. Tránh các sản phẩm phụ nữ có khả năng gây kích ứng, có thể thay đổi phương pháp ngừa thai của bạn, bôi trơn bao cao su trước khi hoạt động sex. Ở mọi trường hợp, UTI xảy ra do vệ sinh cá nhân kém, do đó phụ nữ cần biết cách giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt để bảo vệ cơ thể khỏi bị mắc UTI.