Tăng sức đề kháng bằng các siêu thực phẩm

Thứ bảy - 15/04/2023 08:25
Nếu ăn uống khoa học, cân bằng và đủ chất sẽ giúp tăng sức đề kháng, giúp phòng ngừa nhiều bệnh trong mùa nắng nóng. Đơn giản có tới 70% hệ thống miễn dịch của cơ thể tập trung ở hệ tiêu hóa nên thực phẩm tăng cường sức đề kháng sẽ thúc đẩy và duy trì hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh.
bs nguyen thi bich thuy
BS.CKI. Nguyễn Thị Bích Thủy
Trưởng khoa Khám bệnh
Bệnh viện Quốc tế Minh Anh
  • Tỏi

Tỏi là thực phẩm gia vị kiêm cây thuốc quý,  giàu chất chống vi-rút, vi khuẩn và chống nấm . Nó giúp củng cố hệ miễn dịch chống lại nhiễm trùng nhẹ, cảm lạnh thông thường, bằng cách kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu. Tỏi rất tốt để kháng lại các loại vi-rút, trong đó có vi-rút gây bệnh cúm và cảm lạnh thông thường. Tỏi (Allium sativum) là một loài thực vật thuộc họ hành, như hành tây, hành ta, hành tím, tỏi tây v.v... Ngoài phòng tránh cảm cúm, tỏi có có tác dụng trị mụn trứng cá, giảm huyết áp và ngăn ngừa khối u ung thư, điều này đã được khẳng định trong nghiên cứu của Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ khẳng định.

  • Nấm hương

Nấm hương hay còn gọi là nấm đông cô là  loại nấm ăn có nguồn gốc bản địa ở Đông Á. Người Nhật gọi là nấm Shiitake, có nguồn gốc từ tên gọi loại cây gỗ dùng để cấy nấm. Loại nấm này có tác dụng  tăng cường hệ thống miễn dịch vì nó chứa một lượng lớn beta-glucans, được tìm thấy trong thành tế bào của vi khuẩn, nấm, nấm men và tảo. Bổ sung Beta-glucan thường được sử dụng để điều trị tăng lipid máu, tăng huyết áp và lở loét. Chưa hết, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng beta-glucan cũng có tác dụng chống vi-rút kháng các loại cúm, cúm lợn và viêm gan.

Trung bình giá trị dinh dưỡng 100g nấm hương chứa 33 calo, lipid 0,5 g, natri 9 mg, kali 304 mg, cacbohydrat 7 g, chất xơ 2,5 g, đường thực phẩm 2,4 g, protein 2,2 g, canxi 2 mg, sắt 0,4 mg, vitamin D 18 IU, vitamin B6 0,3 mg và magie 20 mg...

  • Ớt chuông đỏ

Quả ớt chuông có 3 màu phổ biến, đó là xanh, vàng, đỏ. Trong số này ớt chuông đỏ có nhiều tác dụng nhất. Theo phân tích, quả ớt chuông đỏ có vị chua nên chứa nhiều vitamin C, vượt xa 2 loại kia. 75% thành phần dinh dưỡng của ớt chuông đỏ là vitamin C ở thể sống. Khi được đem đi xào nấu, trong 200g ớt chuông đỏ sẽ cung cấp khoản 200mg vitamin C. Đây là một con số lý tưởng cho nhu cầu của cơ thể mỗi ngày.

Ớt chuông đỏ chứa lượng vitamin C gấp 3 lần so với cam. Loại trái này cũng chứa nguồn beta carotene dồi dào. Không chỉ giúp tăng sức đề kháng, vitamin C còn giúp duy trì làn da và đôi mắt khỏe mạnh nhờ beta carotene được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A.

  • Giá đỗ

Giá đỗ là hạt đậu xanh nảy mầm, dài chừng 3 đến 7 cm. Nhiều loại rau mầm, như giá đỗ xanh và mầm bông cải xanh, cung cấp cho cơ thể một lượng lớn vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng thiết yếu. Tốt nhất có giá đỗ đậu xanh có đặc tính chống vi rút và kháng khuẩn rất cao. Trong khi đó, mầm bông cải xanh đã được chứng minh là tăng cường phản ứng bảo vệ vật chủ chống virus, nhờ hoạt động của một hợp chất gọi là sulforaphane.

  • Trái cây có múi

Trái cây họ cam quýt, như cam, chanh, quýt, bưởi, dứa... chứa lượng vitamin C rất cao. Vitamin này rất cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, như chuyển hóa, phát triển xương và sửa chữa tế bào. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố hệ thống miễn dịch chống lại bệnh tật và nhiễm vi-rút. Ngoài nhóm quả trên, nhiều loại rau lá xanh chứa vitamin C như ớt, húng tây, rau mùi tây, rau bina, cải xoăn và bông cải xanh cũng có tác dụng tốt.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc thì  vitamin C không chỉ giúp phòng ngừa mà còn có tác dụng điều trị nhiều bệnh liên quan đến nhiễm trùng, trong đó có bệnh do coronavirus gây ra.

  • Sữa chua

Sữa chua là sản phẩm bơ sữa được sản xuất bởi vi khuẩn lên men của sữa. Sữa chua đặc và yaourt là sản phẩm lên men lactic từ sữa bò tươi, sữa bột hay sữa động vật nói chung sau khi đã khử chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh bằng phương pháp tiệt trùng Pasteur ở nhiệt độ 80-90 °C. Sữa chua nguyên chất, không đường rất giàu men vi sinh giúp cải thiện tiêu hóa và thúc đẩy đường ruột khỏe mạnh. Sữa chua từ lâu được biết đến như một nguồn bổ sung canxi, kẽm và các vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

Ngoài hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột vì sữa chua có rất nhiều các vi sinh vật probiotic, giúp tăng cường sức đề kháng, giảm cân, ngăn ngừa cao huyết áp, giảm cholesterol (mỡ máu), bảo vệ răng miệng, bổ sung canxi giúp xương và răng chắc khỏe và giúp làm đẹp da và bảo vệ tóc. Đặc biệt một số chủng men vi sinh cũng có tác dụng chống vi-rút chống lại vi-rút đường hô hấp.

  • Trà xanh

Trà xanh là đồ uống rất gần gũi với chúng ta, rất hợp mùa nắng nóng, giàu Epigallocatechin-3-gallate (EGCG) là một hợp chất thực vật độc đáo có đặc tính chống viêm và chống vi-rút. Trà xanh được biết là có khả năng chống lại HIV, virus herpes simplex và virus viêm gan B rất hiệu nghiệm.

  • Các loại thảo dược

Nhiều loại thảo mộc có đặc tính chống vi rút giúp củng cố hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng, chẳng hạn như:

- Kinh giới cay (Origanum vulgare Oregano) có chứa một hợp chất chống vi-rút được gọi là carvacro có khả năng chống lại norovirus ở chuột, một loại virus rất dễ lây lan gây bệnh cúm dạ dày ở người.

- Cây xô thơm, loại thảo mộc thơm cũng có thể được sử dụng để điều trị nhiễm vi-rút nhờ vào hóa chất tự nhiên được gọi là safficinolide.

- Húng quế, một loài rau thơm đa niên thuộc họ Hoa môi, lá rậm, xanh thẫm, mùi vị nồng. Húng quế được dùng làm gia vị mà còn là vị thuốc quý giàu  các hợp chất thực vật apigenin và axit ursolic, có khả năng chống lại virus viêm gan B, virus herpes simplex và enterovirus.

- Tía tô đất (Lemon balm), lá có mùi chanh nhẹ, chứa các hợp chất thực vật có tác dụng chống virus chống lại cúm gia cầm.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?