Điều trị sỏi thận như thế nào ?

Thứ tư - 28/08/2019 07:55
Những thông tin được cung cấp này không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Để chẩn đoán và điều trị chính xác, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
soi than minhanh 4


►1. Bệnh sỏi thận là bệnh gì?
►2. Triệu chứng thường gặp
►3. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
►4. Nguyên nhân gây bệnh
►5. Nguy cơ mắc phải
►6. Các biến chứng do sỏi thận


7. Điều trị sỏi thận

Các bác sĩ sử dụng bệnh sử, khám lâm sàng và xét nghiệm nước tiểu. Nếu cần thiết, bác sĩ cũng có thể cho bạn chụp X-quang hoặc siêu âm bụng. Những xét nghiệm này sẽ phát hiện ra hầu hết các loại sỏi (canxi, cystine và đá sỏi struvite). Tuy nhiên, chụp X-quang không thể thấy sỏi axit uric hoặc những viên sỏi nhỏ. Chụp CT đường tiết niệu là một phương pháp hiệu quả để chẩn đoán sỏi thận và tìm kiếm các rối loạn khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh sỏi thận.

Điều trị bệnh sỏi thận phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như kích thước và số lượng, vị trí của những viên sỏi thận và liệu có xảy ra nhiễm trùng hay không. Hầu hết những viên sỏi thận nhỏ dưới 5mm có thể đi tiểu ra tự nhiên mà không cần sự giúp đỡ của bác sĩ. Cách đơn giản nhất để điều trị những viên sỏi thận nhỏ là uống nhiều nước để cơ thể tự thải ra. Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc giúp giảm đau và thuốc kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng.

Nếu viên sỏi thận không thể tự thải ra ngoài, bạn phải đến bệnh viện để bác sĩ tiến hành các phương pháp chữa trị khác bao gồm:

  • Soi niệu quản: các bác sĩ sẽ sử dụng một công cụ mỏng dài có kính quan sát để tìm sỏi. Công cụ này được đưa vào niệu đạo và bàng quang để đến niệu quản. Sau khi đã tìm thấy sỏi, các bác sĩ có thể gắp bỏ hoặc có thể phá vỡ chúng thành các phần nhỏ hơn bằng laser;
  • Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích (ESWL): đây là phương pháp dùng sóng xung kích để phá vỡ viên sỏi thành những mảnh nhỏ hơn để có thể thải ra.
  • Tán sỏi qua da (PCNL)
  • Mổ mở lấy sỏi nếu sỏi quá lớn
mo soi than mat bao lâu
Phẫu thuật mở là phương pháp được chỉ định khi sỏi quá lớn và không hiệu quả với các kỹ thuật trên
8. Những lưu ý giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh sỏi thận
  • Dùng thuốc theo chỉ định;
  • Làm theo lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống;
  • Uống nhiều nước, ít nhất là 2-3 lít một ngày;
  • Gọi cho bác sĩ của bạn nếu bạn cảm thấy triệu chứng nặng hơn.

Sỏi thận là bệnh khá phổ biến. Biện pháp phòng ngừa sỏi thận hiệu quả nhất là uống nhiều nước, có chế độ sinh hoạt hợp lý, kiểm soát tốt bệnh gút và nhiễm trùng đường tiểu. Các thuốc nội khoa làm tan sỏi có tác dụng rất hạn chế, do đó việc can thiệp ngoại khoa hầu như là cách duy nhất điều trị triệt để sỏi thận. Nếu bạn bị sỏi thận hoặc tái phát thường xuyên, bạn nên đi khám các bác sĩ chuyên khoa thận học để tìm thêm các nguyên nhân đặc biệt gây ra sỏi như tăng canxi máu, cường tuyến cận giáp.

Nguồn tin: BVQT Minh Anh tổng hợp

Tổng điểm nội dung là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?