Đã bao giờ bạn cảm thấy mình gặp phải tình trạng khó thở, hụt hơi, không thể hít thở đủ không khí? Đây là triệu chứng không ít người mắc phải Nguy hiểm hơn, đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về tim hoặc phổi, cần phải được chẩn đoán và can thiệp sớm.
BSCK2 Nguyễn thị Ngọc Bích
Thầy thuốc Ưu tú - Giám đốc Y khoa
BV Quốc tế Minh Anh
Khó thở, hụt hơi có phải là mệt mỏi thông thường?
Khó thở (dyspnea), hay hụt hơi hoặc thở nông (shortness of breath), là một thuật ngữ y khoa được các bác sĩ sử dụng để mô tả triệu chứng không đau nhưng gây khó chịu khi hít vào thở ra. Cảm giác này quả đáng ngại, bởi về chủ quan, là không thể đo được. Tuy nhiên, bác sĩ có thể áp dụng những phương pháp chẳng hạn như đo nồng độ oxy trong máu.
Nếu nồng độ oxy trong máu quá thấp, điều đó có nghĩa là bạn không hít đủ oxy và oxy không lưu thông với các tế bào hồng cầu. Điều này có thể nguy hiểm, đặc biệt là nếu nồng độ oxy trong máu giảm quá thấp. Nếu bạn đang bị khó thở, bạn có thể cảm thấy như mình không thể đưa đủ không khí vào phổi và không thể làm điều đó đủ nhanh. Việc hít vào thở ra có thể khó khăn hơn, trong trường hợp đó, buộc phải hít vào trước khi thở ra.
Đôi khi bạn cảm thấy ho hay bị ho gằn, ho khan. Nhiều lúc bạn nghĩ mình bị viêm họng, nhưng thực chất là do thiếu oxy, có thể bạn phản xạ ho để buộc bạn phải hít hơi vào lấy thêm oxy. Các cảm giác như ngạt thở, phải cố gắng hơn bình thường để lấy hơi, phải thở thường xuyên hơn hoặc nhanh hơn, cảm giác như cơ thể không nhận đủ oxy nhanh chóng, hay không thể hít thở đầy đủ và khó thở hoàn toàn. Đôi khi có thể nhận thấy khó thở trong một thời gian dài hoặc xảy ra đột ngột. Các triệu chứng thường dễ nhận thấy nhất khi hoạt động thể chất như leo cầu thang hoặc cố gắng tập thể dục, thậm chí có thể xảy ra ngay cả khi đang nghỉ ngơi.
Nguyên nhân dẫn đến khó thở, hụt hơi ?
Khó thở là một triệu chứng phổ biến có thể xuất hiện ở nhiều loại tình trạng sức khỏe. Tình trạng này được coi là cấp tính nếu kéo dài hơn 4 đến 8 tuần. Triệu chứng phổ biến bao gồm lo lắng, hoảng loạn ở mức độ thấp cũng có thể gây ra tình trạng này.
Khó thở thường có thể xảy ra do các trường hợp khác, như đang ở độ cao, chất lượng không khí kém, do carbon monoxide hoặc khói bụi, do nhiệt độ khắc nghiệt, tập thể dục quá sức hoặc có các nút thắt ở cơ, đặc biệt là ở các điểm kích hoạt. Một số tình trạng bệnh lý nhất định cũng có thể gây ra tình trạng khó thở, cả cấp tính và mãn tính như dị ứng, thiếu máu, hen suyễn, suy tim sung huyết, mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), mắc Hội chứng Guillain-Barré, loạn nhịp tim hoặc đau tim, mắc bệnh tim phổi, nhược cơ, béo phì, mắc bệnh phổi, lao…
Khó thở được chẩn đoán và điều trị như thế nào?
Để chẩn đoán nguyên nhân, bác sĩ sẽ tiến hành khai thác bệnh sử, tiền sử bản thân và gia đình, nghề nghiệp, môi trường sống và các yếu tố nguy cơ. Tiếp đó, bác sĩ thực hiện một số kiểm tra như khám tổng quát về sinh hiệu, đầu mặt cổ, ngực, bụng, cơ xương khớp,... để khảo sát các tổn thương thực thể đang có. Tùy thuộc vào kết quả của các xét nghiệm này, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm khác.
Các xét nghiệm chẩn đoán có chụp X-quang ngực thẳng, chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc các xét nghiệm hình ảnh đặc biệt khác để đánh giá những bất thường tim, phổi và trung thất. Tiến hành xét nghiệm máu để biết tình trạng viêm nhiễm, thiếu máu hoặc các bệnh lý khác. Ngoài ra còn làm các xét nghiệm, kỹ thuật khác như hô hấp ký có test giãn phế quản, đây là điểm quan trong để phát hiện hen giấu mặt, đo khí máu động mạch..
Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản như dùng thuốc giãn phế quản để giúp bạn thở dễ hơn hoặc sử dụng steroid để giảm sưng phù nề niêm mạc phế quản, dùng thuốc kháng sinh. Nếu bệnh nhân bị thiếu máu, có thể cần dùng thuốc bổ sung theo toa để tăng lượng sắt. Đôi khi có thể cần phẫu thuật, nhất là trường hợp bị cục máu đông mãn tính hoặc các vấn đề về cấu trúc tim.
Về phòng tránh nên tránh thuốc lá và các tác nhân gây dị ứng hoặc các chất gây kích ứng phổi tiềm ẩn khác. Nên thay đổi lối sống, nếu thừa cân, béo phì nên duy trì độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên hơn. Tránh hoạt động thể chất với tần số cao, không gắng sức quá mức, kiểm tra sức khỏe định kỳ, nên khám bệnh định kỳ và dùng các loại thuốc theo toa và theo đúng hướng dẫn.
Cám ơn BS đã cung cấp những thông tin hữu ích cho độc giả ah. Chúc BS luôn Vui, Khoẻ và mãi là BS được bệnh nhân yêu mến và tin tưởng.