Đau lưng và những “thủ phạm” mà bạn không ngờ đến!
Thứ tư - 21/05/2025 02:50
Đau lưng là một vấn đề sức khỏe khá phổ biến. Nhưng trên thực tế, nhiều người vẫn hiểu sai về các nguyên nhân gây đau lưng. Việc hiểu sai này có thể dẫn đến các biện pháp khắc phục không hiệu quả và trì hoãn việc điều trị cần thiết, thậm chí làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
BSCK1 Trương văn Tài
Chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình,
vi phẫu thuật và tạo hình phẫu thuật
Bệnh viện Quốc tế Minh Anh
1. Hỗ trợ thắt lưng kém: thủ phạm thầm lặng
Hỗ trợ thắt lưng kém đóng vai trò chủ đạo làm tăng đau lưng. Lý do, vùng thắt lưng cột sống bị ép vào vị trí không tự nhiên dẫn đến căng cơ, lệch cột sống và gây khó chịu lâu dài. Theo thời gian, có thể dẫn đến đau lưng dưới mạn tính, cứng khớp và các tình trạng như thoát vị đĩa đệm.
Giải pháp: Nên chọn loại ghế phù hợp để có thể hỗ trợ thắt lưng theo kiểu động hay chuyển động cơ thể. Ghế có thề tự động điều chỉnh tư thế thắt lưng, duy trì đường cong tự nhiên và cung cấp hỗ trợ liên tục, làm giảm áp lực lên cột sống và đảm bảo tư thế thoải mái, trung tính, cho dù ngồi thẳng hay ngả lưng mà không cần điều chỉnh thủ công.
2. Ngồi quá lâu không vận động
Ngay cả khi có tư thế hoàn hảo, ngồi trong thời gian dài vẫn có thể làm tăng đau lưng. Lý do, giảm lưu thông máu, chèn ép cột sống và gây cứng cơ. Nếu ngồi nguyên trong một tư thế dài không nghỉ ngơi sẽ khiến các đĩa đệm cột sống phải chịu áp lực quá sức, làm tăng khả năng hình thành đĩa đệm và gây đau mãn tính.
Giải pháp: Các chuyên gia khuyên chúng ta nên áp dụng quy tắc “50-10", cứ sau 50 phút ngồi, hãy nghỉ 10 phút để di chuyển. Nhưng đôi khi, lịch trình làm việc không cho phép bạn di chuyển thường xuyên. Trong những trường hợp như vậy, một chiếc ghế có chức năng ngả lưng và hỗ trợ thích ứng có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn, giúp thay đổi tư thế mà vẫn giữ được sự hỗ trợ cho cột sống.
3. Độ thấp và cao của ghế không phù hợp
Cơ thể có thể bị căng cơ ở thắt lưng và đùi nếu sử dụng ghế quá thấp hoặc quá cao. Nếu ghế quá thấp, hông sẽ bị đẩy về phía trước và làm lệch phần lưng dưới. Nếu quá cao, bàn chân có thể bị treo lủng lẳng, làm gián đoạn lưu thông máu và tăng áp lực lên cột sống. Trong cả hai trường hợp, cơ lưng phải làm việc nhiều hơn để duy trì sự cân bằng, dẫn đến khó chịu và đau đớn theo thời gian.
Giải pháp: Nên dùng chiếc ghế được thiết kế tốt có thể điều chỉnh cao thấp phù hợp để đảm bảo đùi song song với mặt đất, đôi chân đặt phẳng trên sàn, nhất là những người có thân hình đồ sộ. Việc điều chỉnh độ sâu của ghế giúp người dùng tìm được tư thế ngồi lý tưởng, giảm căng thẳng cho phần lưng dưới và tăng cường sức khỏe cho cột sống. Thêm vào đó, việc điều chỉnh độ cao, độ sâu và độ ngả rất dễ dàng với tay cầm tiện lợi, cho phép điều khiển mọi thứ thuận lợi, không bị tê mỏi tay.
4. Thiếu sự hỗ trợ thích hợp cho cổ và đầu
Khi không được hỗ trợ tốt cho phần thân trên, xuất hiện tình trạng đau cổ và đau đầu. Khi cơ phải làm việc nhiều hơn để nâng đỡ đầu, theo thời gian dẫn đến tình trạng cứng và khó chịu, nhất là dân văn phòng làm việc máy tính nhiều giờ. Nếu không có tựa đầu thông thường, sẽ tạo áp lực lên cột sống, từ đó dẫn đến bệnh lý có tên 'bệnh cổ công nghệ'.
Giải pháp: Hãy chọn chiếc ghế có tựa đầu để điều chỉnh, giúp giảm căng thẳng cho cổ và cải thiện tư thế tổng thể. Ghế có tựa đầu có thể điều chỉnh 3D, có thể di chuyển lên, xuống và nghiêng để phù hợp với tư thế đầu tự nhiên của cơ thể, giúp giảm căng thẳng ở vai và lưng trên. Điều này giúp toàn bộ cột sống được căn chỉnh, ngăn ngừa căng thẳng không cần thiết cho các cơ.
5. Sử dụng ghế không có đệm
Nếu là ghế văn phòng, phải có đệm nếu không sẽ gây đau lưng vì ngồi trên bề mặt cứng trong một thời gian dài sẽ đau nhức, mỏi, tăng áp lực lên xương cụt và dẫn đến khó chịu và chèn ép dây thần kinh. Lâu ngày, có thể gây ra chứng đau mạn tính ở các cơ thắt lưng.
Giải pháp: Nên dùng ghế có đệm giảm áp lực mật độ cao, phân bổ đều trọng lượng và giảm căng thẳng cho lưng dưới. Không giống như đệm mút thông thường, thiết kế đệm ghế phải hợp lý, giúp ngồi thoải mái lâu dài và thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn.
6. Ghế không có tay vịn
Vị trí tay vịn khi ngồi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lưng nhưng đôi khi lại bị bỏ qua. Một chiếc ghế văn phòng có tay vịn hỗ trợ kém có thể khiến vai luôn đau nhức. Nếu tay vịn quá cao, người ngồi phải nhún vai, dẫn đến căng thẳng ở phần lưng trên. Ngược lại, nếu tay vịn quá thấp, cánh tay người ngồi sẽ không được hỗ trợ, gây căng thẳng cho cổ và vai.
Giải pháp: Nên chọn ghế có hỗ trợ tay vịn hợp lý có thể điều chỉnh lên xuống, tiến và lùi, xoay vào ra, thậm chí có thể lật. Điều này đảm bảo cánh tay được hỗ trợ ở nhiều vị trí khác nhau trong các buổi làm việc, học tập hoặc chơi game kéo dài. Tay vịn cũng đồng bộ với tựa lưng để hỗ trợ thích hợp khi ngả lưng.
7. Thiếu chuyển động và độ linh hoạt của cột sống khi ngồi
Cột sống của con người sinh ra để di chuyển chứ không phải cố định ở một vị trí trong suốt cả ngày. Nếu ngồi trong tư thế cứng nhắc và ngăn cản các chuyển động tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến cơ thể và cần thay đổi lập tức. Nếu không, lưu thông chất lỏng trong các đĩa đệm cột sống bị trì trệ và dẫn đến tình trạng cứng và đau.
Giải pháp: Nên dùng ghế có tựa lưng và di động, cho phép chuyển động được kiểm soát và độ linh hoạt của cột sống. Tựa lưng di chuyển linh hoạt, khi nghiêng về phía trước, phía sau hoặc thay đổi vị trí sẽ giúp tạo ra tư thế tốt hơn và giảm áp lực lên cột sống trong suốt cả ngày.