10 thói quen bất lợi gây hại cho thận

Thứ tư - 04/10/2023 09:33
Thận là một cơ quan nội tạng quan trọng giữ vai trò lọc máu cho cơ thể. Khi bị bệnh , nó không chỉ gây ra khó chịu cho cơ thể mà còn khiến thận mất dần chức năng, suy thận dẫn đến phải chạy thận vì vậy cần biết cách phòng tầm soát. Thận tốt, đồng nghĩa sức tốt, ít mắc bệnh.
bsck2 nguyen thi ngoc bich
BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Bích
Giám đốc Y khoa; Chuyên khoa Nội thận
Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

I. Tổng quan về bệnh thận

Thận có cấu trúc đôi hình hạt đậu, mỗi quả thận có kích thước bằng một nắm tay. Thận lọc nước và chất thải ra khỏi máu, tạo ra nước tiểu. Bệnh thận là nói về thận bị tổn thương không thể lọc máu theo cách bình thường. Một số bệnh về thận thường gặp như:

Viêm bể thận hay còn gọi là nhiễm trùng xương chậu thận. Thủ phạm do vi khuẩn phát triển nhanh khiến nhiễm trùng bàng quang, gây đau lưng hoặc sốt.

Viêm cầu thận, xảy ra khi hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức tấn công lại thận, gây viêm và xuất hiện một số tình trạng khác. Máu và protein có trong nước tiểu không được đào thải hết ra ngoài chính là nguyên nhân gây viêm cầu thận, nặn có thể dẫn đến tình trạng suy thận.

Sỏi thận, xảy ra khi những chất cặn lắng tích tụ lại lâu không được đào thải ra ngoài sẽ kết dính lại thành những viên sỏi, cản trở nước tiểu. Người bệnh sẽ có biểu hiện đau khi đi vệ sinh.

Hội chứng thận hư là khi thận bị tổn thương, khiến cho việc đào thải protein gặp sự cố, một lượng lớn protein sẽ đi vào nước tiểu, xuất hiện tình trạng sưng phù chân.

Bệnh thận đa nang, bệnh lý mang tính di truyền dẫn đến việc xuất hiện u nang lớn ở cả hai thận gây cản trở các hoạt động của thận.

Suy thận cấp tính, khi cơ thể bị mất nước, tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc tổn thương thận nặng nề có thể gây ra suy thận cấp.

unnamed 1


Suy thận mãn tính, nuyên nhân chủ yếu là do bệnh tiểu đường và huyết áp cao. Khi mắc suy thận mãn tính, người bệnh gần như phải sống chung với nó suốt đời.

II. 10 thói quen bất lợi phổ biến gây hại cho thận

Nguy cơ mắc bệnh thận cao nếu bị tiểu đường hoặc huyết áp cao. Nếu bị suy thận, các phương pháp điều trị bao gồm ghép thận hoặc lọc máu. Không quá muộn nếu biết cách phòng tránh sớm, loại bỏ 10 thói quen phổ biến, bất lợi dưới đây mà mọi người có thể không nhận ra ngày càng tạo thêm áp lực lên thận của mình.

1. Lạm dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như NSAID (thuốc chống viêm không steroid) có thể làm dịu cơn đau nhức tức thì, nhưng chúng có thể gây hại cho thận, đặc biệt nếu đã bị bệnh thận. Giảm việc sử dụng NSAID thường xuyên và không bao giờ vượt quá liều lượng khuyến cáo.

2. Lạm dụng muối

Chế độ ăn nhiều muối có hàm lượng natri cao, có thể làm tăng huyết áp và do đó gây hại cho thận của bạn. Thay vì muối có thể sử dụng hương vị thức ăn bằng các loại thảo mộc và gia vị. Theo thời gian, nên tránh lạm dụng muối bổ xung vào thức ăn, hạn chế càng ăn ít muối càng tốt.

3. Nghiện thực phẩm đã qua chế biến

Thực phẩm chế biến là nguồn natri và phốt pho cao. Nhiều người bị bệnh thận cần hạn chế phốt pho trong chế độ ăn uống. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lượng phốt pho cao từ thực phẩm chế biến sẵn ở những người không mắc bệnh thận có thể gây hại cho thận và hệ thống xương cốt. Hãy áp dụng chế độ ăn uống tiết thực, trọng tâm đến các thói quen ăn uống lành mạnh để có lợi chung cho sức khỏe.

4. Uống không đủ nước

Cung cấp đủ nước giúp thận loại bỏ natri và chất độc ra khỏi cơ thể và hạn chế sỏi thận gây đau đớn. Những người có vấn đề về thận hoặc suy thận cần hạn chế uống nước, nhưng đối với hầu hết mọi người, uống 1,5 đến 2 lít (3 đến 4 panh) nước mỗi ngày là mục tiêu tốt cho sức khỏe. 

5. Thiếu ngủ

Một đêm ngon giấc là cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và rất tốt đối với thận. Chức năng thận được điều chỉnh bởi chu kỳ ngủ- thức hợp lý để giúp thận điều phối khối lượng công việc trong suốt 24 giờ. 

6. Ăn quá nhiều thịt

Protein động vật tạo ra lượng axit cao trong máu có thể gây hại cho thận và gây nhiễm axit – một tình trạng mà thận không thể loại bỏ axit đủ nhanh. Protein cần thiết cho sự tăng trưởng, duy trì và sửa chữa tất cả các bộ phận của cơ thể nhưng chế độ ăn uống nên được cân bằng tốt với trái cây và rau xanh. 

7. Ăn quá nhiều thực giàu đường

Đường góp phần gây béo phì, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và tiểu đường, hai trong số những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận. Ngoài món tráng miệng, đường thường được thêm vào thức ăn và đồ uống mà nhiều người không coi là “ngọt”, nhưng ngũ cốc ăn sáng và bánh mì trắng, tất cả đều là nguồn cung đường chế biến lén lút. Hãy chú ý đến các thành phần khi mua thực phẩm đóng gói để tránh thêm đường vào chế độ ăn uống hàng ngày.

8. Hút thuốc

Chắc chắn, hút thuốc không tốt cho phổi hoặc tim và thận. Những người hút thuốc có nhiều khả năng có protein trong nước tiểu – một dấu hiệu của tổn thương thận. Nên bỏ sớm nếu đã trót hút, và tránh xa khói thuốc người hút phả ra hay còn gọi là hút thuốc lá thụ động.

9. Uống quá nhiều rượu

Uống nhiều rượu thường xuyên - hơn bốn ly mỗi ngày đã được khoa học chứng minh là làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính. Những người nghiện rượu nặng và hút thuốc lá thì nguy cơ này cho thận lại càng cao, nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính cao gấp 5 lần so với những người không hút thuốc hoặc uống rượu quá mức. 

10. Ngồi nhiều

Ngồi trong thời gian dài hiện có liên quan đến sự phát triển của bệnh thận. Mặc dù các nhà nghiên cứu chưa biết rõ nguyên nhân, nhưng ngồi nhiều lại ít vận động thể chất ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thận. Lý do,  hoạt động thể chất nhiều sẽ giúp máu lưu thông tốt, cải thiện huyết áp và chuyển hóa glucose, cả hai yếu tố quan trọng đối với sức khỏe của thận.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?