Cảnh báo mối nguy hiểm chết người từ thuốc lá điện tử

Thứ bảy - 20/05/2023 00:00
Trái với nhiều ngộ nhận cho rằng, thuốc lá điện tử an toàn, dùng để cai thuốc lá truyền thống nhưng theo nghiên cứu, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử tăng hàng chục lần kèm theo rất nhiều hệ luỵ sức khỏe từ thói quen giải trí vô bổ này.
bsck2 nguyen thi ngoc bich
BSCKII. NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH
Giám đốc Y khoa Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

1. Thuốc lá điện tử  là gì ?

Thuốc lá điện tử (TLĐT- E-cigarettes hay Vaping) là sản phẩm mô phỏng thuốc lá thông thường cả về hình thức lẫn chức năng. Nguyên thủy, được Herbert A. Gilbert người Mỹ đưa ra đề xuất vào năm 1963 với tên gọi “thuốc không khói”. Bốn thập kỷ sau, vào năm 2003 dược sĩ đông y người Trung Quốc Hàn Lực tiếp tục phát triển và hoàn thiện với hình dạng như ngày nay. Hơi của TLĐT được tạo ra, giống như kỹ thuật được áp dụng để tạo sương mù trên các sàn nhảy disco. Do không tạo khói khi hút, nên TLĐT được các nhà sản xuất quảng cáo rùm beng với khả năng loại bỏ các chất độc và mùi khó chịu như có trong thuốc lá điếu. 

Tuy không khác nhiều với thuốc lá truyền thống, TLĐT lại đa dạng về kích thước và hình dạng. Ngoài ra còn có loại thuốc lá điện tử có thể dùng lại nhiều lần, gọi là E-Shishas, riêng pin dùng cho thuốc lá điện tử có thể sạc và dùng nhiều lần. Do TLĐT là sản phẩm mới, nên số lượng người dùng tăng nhanh, việc kiểm soát và ban hành luật đã không theo kịp, các quy định và luật liên quan đến thuốc lá điện tử vẫn chưa hoàn chỉnh.

2. Những ca ngộ độc, tử vong vì TLĐT

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) tính đến trung tuần tháng 2-2020 đã có trên 2.800 ca tổ thương phổi tại Mỹ và 68 ca tủ vong tử vong vì TLĐT. Phần lớn tử vong  đều liên quan đến bệnh hô hấp bí ẩn, do ca có chứa nicotine và THC (thành phần của cần sa), nhất là sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc.

Tại Việt Nam, cuối tháng 8-2022, BV 199 (Đà Nẵng) đã tiếp nhận 1 nam thanh niên 18 tuổi bị ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử bơm tinh dầu. Theo gia đình người bệnh, sau khi hút thuốc lá điện tử, nam thanh niên bị hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, tay chân run, sau đó hôn mê.  Trước đó, vào đêm 25/7, BV Y học cổ truyền Bộ Công an tiếp nhận nữ sinh viên 20 tuổi ở quận Thanh Xuân, Hà Nội vào nhập viện trong tình trạng tím tái, vã mồ hôi, chân tay lạnh, suy hô hấp, đồng tử giãn tối đa, huyết áp tụt sâu, mạch nhanh, nguy cơ ngừng tuần hoàn và hôn mê sâu vì hút thuốc lá điện tử chứa ma tuý thế hệ mới.

3. Thủ phạm gây ngộ độc có trong TLĐT

Theo các chuyên gia y tế, trong các ca tử vong này, thành phần độc tố phổ biến là dầu THC, một hóa chất trong vitamin E nhưng đến nay người ta vẫn chưa rõ nguồn gốc hóa chất này vì phần lớn sản phẩm được mua ở chợ đen. Hóa chất trên có thể làm tổn thương các phế nang, khiến bệnh nhân khó thở, phải trợ thở bằng máy, nặng dễ rơi vào hôn mê trước khi tử vong.  Dưới đây là các phát hiện về tính nguy hiểm của TLĐT qua các nghiên cứu khoa học:

english language da KormTgV

- TLĐT có chứa nicotine, chất gây nghiện rất hại cho não, nhất là nhóm người trẻ tuổi não đang phát triển. Sức khỏe và não bộ bị tổn thương rất cao do TLĐT có chứa các hạt siêu mịn, kể cả hạt kim loại nặng... làm tăng viêm nhiễm và dẫn đến bệnh tim và phổi.

- TLĐT gây nhiễm độc hại cao  cho mọi người, chuyên môn gọi đây là hút thuốc lá thụ động, tức hít phải khói do người hút phả ra. Hơi thuốc hút phả ra có chứa hỗn hợp độc hại gồm nicotine, hương liệu và các thành phần khác.

- Độc tính tế bào của 36 chất lỏng tạo hương vị trong thuốc lá điện tử có độc tính cao. Hương vị gây ngộ độc tế bào, nhất là Cinnamon Ceylon, có chứa hóa chất gọi là cinnamaldehyd, mang hương vị quế nhưng lại gây ho và đau họng.

- TLĐT có hiệu ứng thứ cấp và hiệu ứng “third-hand”. Nói dễ hiểu, tàn tích của khói thuốc còn lưu lại trên các bề mặt khác nhau cũng có thể gây nguy hiểm cho con người, kể cả những người không hút thuốc nên khi khói thuốc đã tan, nguy cơ sức khỏe do các chất có hại trong khói bám lên các bề mặt, vật dụng trong phòng... vẫn còn. Y học gọi đây là hiệu ứng “third-hand”, một dạng hít phải khói thuốc lá bị động. Ví dụ, các chất gây hại trong khói thuốc như nicotine, hạt kim loại, vẫn có thể bám vào quần áo, đồ gỗ, thảm, màn cửa, các bức tường cũng như ở tóc và da con người. Trong số này có acrolein, một chất kích thích mắt và hô hấp nghiêm trọng và formaldehyde, một chất gây ung thư rất tiềm ẩn.

- Pin thuốc lá điện tử quá nóng, bắt lửa hoặc phát nổ mà không có dấu hiệu nhận biết nên nhiều người bị thương khá nặng. Một điếu thuốc lá điện tử được thiết kế gồm một ống ngậm, hoặc hộp mực, một bộ làm nóng, pin sạc và mạch điện. Khi rít điếu thuốc, pin sẽ cấp điện cho thiết bị để đun nóng chất nicotin và làm nó bay hơi giúp người dùng hút vào miệng như điếu thuốc lá thông thường. Hàm lượng nicotine sẽ thay đổi từ 0 đến cực cao hoặc 24 đến 36 mg/ml khí thở.

- Chất lỏng điện tử rất độc nếu nuốt phải, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Hơn 60% các cuộc gọi thuốc lá điện tử này có liên quan đến ngộ độc nicotin ở trẻ dưới 5 tuổi.

-  Sử dụng TLĐT làm tăng bệnh trầm cảm, lo âu à các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Những người dùng thuốc lá điện tử mắc các chứng bệnh trên cao gấp 3 lần so với những người không dùng thuốc lá điện tử.

4. Khuyến cáo mọi người về TLĐT

Với những tác hại nói trên, giới y khoa đều khuyến cáo mọi người nên tránh xa thuốc lá điện tử, đặc biệt là những người trẻ tuổi, phụ nữ mang thai... Nếu muốn cai thuốc thì cần phải có quyết tâm, và nên sử dụng các phương pháp khác, thân thiện và có lợi hơn. Riêng nhóm người trẻ không nên lạm dụng thuốc lá điện tử hoặc dùng để giải trí, còn dùng để cai thuốc lá thì nó chỉ tác dụng ở nhóm đã nghiện thuốc lá truyền thống trước đó. 

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo các quốc gia nên cấm lưu hành thuốc lá điện tử, thuốc lá kiểu mới. Nếu cho phép cần quản lý chặt để hạn chế những ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.

Tại Việt Nam, theo Bộ Y tế, sau nhiều năm phòng chống tác hại thuốc lá, tỷ lệ người hút thuốc lá ở Việt Nam có giảm từ trên 53% nam giới trưởng thành xuống còn trên 45%, ở nữ giới giảm từ 2% xuống còn 1,1%.  Bộ Y tế khuyến cáo, các chiến dịch quảng cáo hiện đang nhắm vào giới trẻ, vì vậy mọi người hãng cảnh giác, tránh xa khói thuốc dù là loại gì.  Giới trẻ không nên quá tin vào quảng cáo, dễ gây nhầm lẫn, không sử dụng thuốc lá và các sản phẩm gây nghiện để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?