Lồi mắt trong bệnh bướu cổ cường giáp

Thứ sáu - 25/01/2019 10:03
Biểu hiện lồi mắt trong bệnh bướu cổ có kèm theo cường giáp, (còn gọi là bệnh Basedow) là dấu hiệu hay gặp nhất.
Untitled 1
PGS. TS. BS Nguyễn Hoài Nam
Cố vấn Bệnh viện quốc tế Minh Anh

Theo Y văn, trong những năm đầu của thế kỷ 20, dấu hiệu này gặp gần như trong 100% các trường hợp Basedow, ngày nay theo những công trình nghiên cứu mới nhất thì dấu hiệu gặp trong 40-45% các trường hợp. Chính vì vậy người ta còn gọi bệnh Basedow với một cái tên khác là bệnh bướu cổ lồi mắt.

Bên cạnh bướu cổ làm mất vẻ đẹp của người phụ nữ, chứng lồi mắt cũng làm cho bao nhiêu bệnh nhân mất ăn, mất ngủ và rất nhiều bệnh nhân đã yêu cầu các bác sĩ tìm cách điều trị cho mình.

Triệu chứng lồi mắt trong bệnh Basedow được mô tả lần đầu tiên bởi tác giả Parry vào năm 1825, trước cả khi Basedow mô tả loại bệnh này vào năm 1840. Nguyên nhân cơ bản là do thâm nhiễm tế bào Lympho đi kèm với sự phù nề của các mô ở hốc mắt và sau nhãn cầu gây ra. Những thành phần này đẩy nhãn cầu ra phía trước làm cho mắt bị lồi, khác với lồi mắt trong bệnh cận thị.
 


CÁC BIỂU HIỆN ĐI KÈM VỚI LỒI MẮT

Lồi mắt thường xảy ra ở cả hai mắt, đôi khi rõ rệt ở một bên hơn là bên còn lại. Cũng có những bệnh nhân chỉ bị lồi một bên mắt nhưng rất hiếm gặp.

Đi kèm với chứng lồi mắt, bệnh nhân thường cảm thấy chói mắt, chảy nước mắt sống, cảm giác như có bụi bay vào mắt hoặc rất nóng rát. Nặng hơn bệnh nhân có thể bị khô và loét giác mạc là nguyên nhân gây lên mù loà vĩnh viễn.

Ánh mắt bệnh nhân thường long lanh rực rỡ, có cái nhìn chăm chú, ít chớp mắt, người bệnh thường không nhắm kín mắt khi ngủ. Đó là dấu hiệu mà trong dân gian thường gọi: “Tinh hoa thất thoát ra ngoài, ngàn thu bạc mệnh một đời tài hoa” là vậy.

Trong thực hành bệnh viện, các bác sĩ hay áp dụng bảng phân loại Werner của Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ với 6 mức độ. Độ 1 và 2  là nhẹ, độ 3 là vừa, độ 4-6 là nặng.

Với những trường hợp khó khăn trong chẩn đoán và phân loại, người ta sử dụng thước đo độ lồi mắt Hertel. Độ lồi mắt khác nhau tùy theo chủng tộc và dân tộc, ở người Việt Nam bình thường độ lồi mắt vào khoảng 12 mm, độ lồi tăng lên trong bệnh nhân Basedow.

buou co minhanh

ĐIỀU TRỊ BẰNG CÁCH NÀO?

Một số trường hợp chứng lồi mắt có thể thay đổi cùng với tiến triển của bệnh sau khi điều trị. Khoảng 30% bệnh nhân sẽ hết lồi mắt sau khi phẫu thuật, thường là những bệnh nhân lồi mắt ở mức độ nhẹ và vừa.

Có 3 phương pháp điều trị chứng lồi mắt gồm: sử dụng thuốc Corticoides liều cao, xạ trị và phẫu thuật.

Với những bệnh nhân lồi mắt độ 1, thường không cần phải điều trị.

Những bệnh nhân lồi mắt độ 2, việc điều trị bao gồm:

- Đeo kính sẫm màu.

- Nhỏ hoặc tra các loại Pomade nước mắt nhân tạo để tránh biến chứng khô giác mạc.

- Nhỏ một loại thuốc nước đặc biệt để làm giảm mức độ cường cơ vận nhãn. Thuốc này được cho theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa.

Những bệnh nhân lồi mắt từ độ 3 trở lên, việc điều trị phức tạp hơn nhiều và không phải lúc nào cũng có hiệu quả:

- Thuốc Corticoides liều cao trong  5-7 tuần. Tuy nhiên cần chú ý khả năng dung nạp kém với Corticoides ở người Việt Nam so với bệnh nhân phương Tây. Biến chứng hay gặp nhất của việc sử dụng thuốc là viêm loét dạ dày có thể gây xuất huyết tiêu hoá và phù do giữ nước.

- Xạ trị: dùng máy tạo chất phóng xạ chiếu vào vùng hốc mắt: tuy nhiên phương pháp này chỉ có hiệu quả điều trị lồi mắt trong giai đoạn sớm và không có tác dụng trong giai đoạn sẹo đã hình thành phía sau hốc mắt.

- Điều trị bằng phẫu thuật: được sử dụng cho những trường hợp thất bại với điều trị bằng Corticoides và xạ trị, bao gồm:

1. Khâu cò mí mắt: nhằm làm giảm độ hở của mi mắt.

2. Phẫu thuật chỉnh hình làm giảm độ co rút của cơ vận nhãn.

3. Phẫu thuật làm giải áp hốc mắt trong những trường hợp lồi mắt ác tính có tổn thương thần kinh thị giác gây giảm và mất thị lực hoặc do yêu cầu thẩm mỹ của bệnh nhân.

4. Phẫu thuật tạo hình sau giải áp hốc mắt.

Tất cả những phẫu thuật này được thực hiện bởi các bác sĩ nhãn khoa và tạo hình. Tại Việt Nam, việc điều trị các chứng lồi mắt trong bệnh Basedow mới được chú ý trong một vài năm gần đây nhưng chưa thuờng quy và chưa có trung tâm hay bác sĩ nào chuyên về vấn đề này.

►Khó thở do bướu cổ

►Săn sóc sau phẫu thuật cắt tuyến giáp qua nội soi

Phẫu thuật nội soi bướu cổ

►Bướu cổ khi nào thì mổ ?

►Chuyên đề bướu giáp: Nhận diện bướu lành, bướu độc ?

►Điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần RFA

►Rối loạn tuyến giáp và những hệ lụy

Nguồn tin: Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 14 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 4.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá

  Ý kiến khác

  • susan

    chào bác sĩ cháu năm nay 15 tuổi và có triệu chứng như bệnh Basedow gồm lồi mắt và cổ phình.
    nhưng mắt cháu không khô nhưng lại lồi ra và cổ phình to khó thở
    mong bác giải đáp cho cháu cách điều trị và thắc mắc của cháu
    cháu xin cảm ơn !

      susan
      16/11/2023 19:26
  • Thảo

    Xin chào bác sĩ ạ
    Tôi bị basedow đã qua xạ trị 1 lần chuyển qua suy giác và đang dùng thuốc Berlthyrox 100. Nhưng mắt tôi vẫn còn lồi chưa xuống hết ạ.
    Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi ạ.
    Cảm ơn bác sĩ đã xem và trả lời thắc mắc này của tôi ạ.

      Thảo
      07/09/2021 22:21
  • châu van tiến

    xin chào bác sĩ ạ
    hiện tại tôi đang bị bazadow cường giáp tôi đã đi khám và chưa tại bệnh viện nội tiết đã hơn một năm bệnh cũng đã đỡ nhiều nhưng mà mắt lồi vẫn không xuống tôi cần bác sĩ tư vẫn ạ
    hiện tại tôi đang uống thuốc thialozon 1.5 viên .???

      châu van tiến
      05/04/2020 21:39
  • BV Minh Anh

    Nếu bạn bị bệnh Basedow thì việc điều trị bằng thuốc kháng giáp tổng hợp như vậy là theo đúng phác đồ và tạm ổn.
    Việc điều trị triệu chứng lồi mắt trong bệnh Basedow rất phức tạp và kết quả không cao. Các phương pháp điều trị phải tùy theo từng trường hợp và lâu dài.
    Để tránh hay phục hồi các tác dụng phụ của điều trị hay các biến chứng của bệnh Basedow bệnh nhân cần ăn nhiều rau tươi, trái cây giàu vi ta min và uống đủ nước.
    PGS.TS.BS. Nguyễn Hoài Nam

      BV Minh Anh
      07/09/2019 07:43
  • Võ Thị Mai

    Xin chào bác sĩ, tôi rất mong được giúp đỡ giải đáp về vấn đề sức khỏe liên quan đến bướu giáp. Tôi năm nay 25 tuổi, là nữ.
    Tôi đã đi khám và phát hiện bênh được 2 năm, tiến hành cùng với điều trị nội khoa, chẩn đoán Cường giáp Basedow (Nhiễm độc giáp).
    Với tình trạnh bệnh hiện tại, bác sĩ đã cho tôi sử dụng thiamazole với liều 5 mg/ngày, đã giảm một nửa so với 6 tháng trước đây, cổ tôi cũng đã nhỏ lại. Tuy nhiên, ngoài lời khuyên không được sử dụng muối Iod, tôi vẫn chưa biết thêm giải pháp điều trị nào để kết hợp, nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.
    Vậy tôi muốn nhờ giải đáp các vấn đề cụ thể sau:
    1. Ngoài việc không sử dụng Iod, có thêm những biện pháp nào để kết hợp cho việc điều trị thêm hiệu quả không?
    2. Hiện tại mắt tôi bị lồi, có cách nào để hạn chế và điều trị mà ko xạ trị và phẫu thuật không, hiệu quả là bao nhiêu phần trăm?
    3. Tôi nhận thấy tóc bị rung nhiều, sử dụng các sản phẩm bên ngoài như tinh dầu bưởi,v..v.. vẫn không hết, cộng thêm da mặt bị xấu đi, nhanh xuất hiện các nếp nhăn, vậy tôi có thể hạn chế bang cách bổ sung những loại thực phẩm chưc năng hay vitamin nào?

    Rât hy vọng nhận được tư vấn của bác sĩ, tôi rất mong có thể điều trị hiệu quả. Cảm ơn vô cùng. Thân ái chào bác sĩ.

      Võ Thị Mai
      30/08/2019 08:39
Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?