1. Viêm VA là bệnh gì ?
VA có nguồn gốc từ cụm từ tiếng Pháp Végétations Adénoides, đề cập tới tổ chức lympho nằm ở vòm mũi. VA bình thường dày khoảng 4-5mm, không cản trở đường thở. Nó có cấu trúc mỏng, xếp theo hình lá nên diện tiếp xúc với bên ngoài rất rộng để làm tốt nhiệm vụ là bảo vệ cơ thể khỏi tất cả các vi khuẩn xâm nhập từ mũi và miệng đồng thời tạo ra kháng thể để chống lại các lần thâm nhập tiếp theo của mầm bệnh. Tuy nhiên đến giai đoạn dậy thì khoảng 9-10 tuổi, VA bắt đầu teo lại nên bệnh thường xuất hiện ở nhóm từ 1 – 6 tuổi. Trẻ có thể mắc VA liên tục khoảng 4-6 đợt viêm cấp mỗi năm và trở thành mãn tính.
VA cùng một số tổ chức khác cùng nhiệm vụ miễn dịch tạo thành một vòng, gọi là vòng Waldeyer, gồm: VA, amidan vòi, amidan hầu, amidan lưỡi. Vòng này bao chung quanh đường thở và đường ăn. Tất cả các vi khuẩn vào từ mũi và từ miệng đều phải xuyên qua vòng Waldeyer. Không khí chứa vi khuẩn vào mũi, đi ngang qua VA trước khi vào phổi. Vi khuẩn sẽ bám vào VA dễ dàng nhờ diện tiếp xúc rộng của nó. Các tế bào bạch cầu chực sẵn, để gom vi khuẩn, sau đó nhận diện và tạo kháng thể. Kháng thể nhân rộng và tỏa đi khắp nơi, nhiều nhất là ở vùng mũi họng. Khi vi khuẩn tái xâm nhập, chúng sẽ tự động vô hiệu hóa vi khuẩn và tiêu diệt ngay.
2. Phân biệt viêm amidan và viêm VA
Tuy đều là bệnh thường gặp trong tai mũi họng nhưng amidan là một cấu trúc bạch huyết dạng thịt, nằm ở 2 bên phía sau họng, chặn các vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào cơ thể thông qua đường mũi hoặc đường miệng. Viêm amidan thường xảy ra khi tình trạng nhiễm khuẩn hoặc virus khiến chúng sưng và viêm.
Còn VA là tổ chức lympho ở vòm mũi họng. Thực chất là một tổ chức lympho nằm ở nóc vòm, sau cửa mũi. Khi hít không khí đi vào mũi, qua VA rồi vào khí quản và phổi. VA có từ khi trẻ mới lọt lòng, kích thước nhỏ 4 - 5mm, rất mỏng, xếp theo hình lá nên dễ tiếp xúc với bên ngoài. Từ 6 tháng tuổi thì VA phát triển dần dần với chức năng miễn dịch nhằm ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật, nói chung đến khoảng từ 6 - 7 tuổi thì teo hết, chỉ để lại vết ở tuổi dậy thì, cá biệt có thể thấy ở người lớn.
Khi tổ chức này viêm và quá phát thành khối to hay còn gọi là sùi vòm họng sẽ gây cản trở tới việc hít thở không khí.
Viêm VA thường có 2 loại: viêm VA cấp tính và viêm VA mạn tính. Viêm VA cấp tính thường xảy ra ở trẻ ngay từ khi từ 6 - 7 tháng tuổi cho đến từ 4 - 7 tuổi. Khi viêm trẻ thường có sốt trên 39 độ C kèm theo chảy nước mũi. Nước mũi ở những ngày đầu còn trong, lỏng sau đó dặc dần và có mủ. Trẻ thường bị nghẹt mũi, nhất là lúc trẻ ngủ hoặc thể hiện rõ ở các trẻ đang bú mẹ. VA hay amidan nếu viêm quá phát sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm không thể xem thường.
Viêm amidan cấp sốt trên 39 độ C, người mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, nuốt đau, đau họng nhói lên tai...Viêm amidan mạn tính có biểu hiện sốt vặt, ngứa và rát họng, nuốt vướng, thường khạc nhổ do xuất tiết, hơi thở hôi, ho khan...Viêm amidan mạn tính quá phát thường thở khò khè, ngủ ngáy to, đôi khi khó thở, có thể gây ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ.
3. Nguyên nhân gây viêm VA?
Do tiếp xúc thường xuyên với vi khuẩn; do sức đề kháng suy yếu. Lúc này nếu bạch cầu không đủ sức để bắt vi khuẩn, chúng sẽ bám và cư trú tại VA, sinh sôi nảy nở và gây bệnh. Rất đa dạng nhưng phổ biến là sốt, sổ mũi, ho, có khi rối loạn tiêu hóa và động kinh.
Nếu viêm kéo dài, VA sẽ phình to gây hẹp cửa mũi sau, giảm lượng không khí ra vào phổi, dẫn đến thiếu oxy. Lượng dịch tiết ở mũi đọng lại ngày càng nhiều, khiến trẻ nghẹt mũi, khó ngủ, mệt mỏi, học hành khó tiếp thu. Ở môi trường ẩm, vi khuẩn cộng sinh trong hốc mũi sẽ trở thành vi khuẩn gây bệnh. Nước mũi từ trong trở thành nước mũi đục, rồi nước mũi màu trắng, màu xanh hay màu vàng.
4. Cách phát hiện sớm viêm VA
Do dấu hiệu nhiễm bệnh trùng với những bệnh hô hấp thông thường như viêm họng, viêm mũi họng nên hay bị nhầm lẫn. Hầu hết trẻ bị ho và nếu có biến chứng viêm phế quản, nhất là dạng viêm phế quản co thắt ở một số trẻ. Trẻ suy yếu, mệt mỏi, biếng ăn, ngủ kém hay quấy khóc, hơi thở có mùi hôi.
Viêm VA cấp tính nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì rất dễ chuyển thành dạng viêm VA mạn tính (quá phát). Viêm VA mạn tính là dạng viêm kéo dài, thường biểu hiện nghẹt mũi và chảy mũi mạn tính. Nước mũi đặc, có mủ và chảy ra suốt ngày, nếu VA bị viêm bởi loại trực khuẩn mủ xanh nhày mũi có màu xanh. Nghẹt mũi trong viêm VA mạn tính thường nghẹt cả ngày lẫn đêm, làm cho trẻ khó thở, vì vậy trẻ thường thở bằng miệng kèm theo ngủ ngáy to và thỉnh thoảng có cơn ngừng thở rất nguy hiểm.
5. Cần tuân thủ điều trị
Khi trẻ bị viêm VA, đường thở của trẻ bị viêm sưng tấy, to ra gây cản trở lưu thông không khí, từ đó làm cho não bộ của trẻ thiếu dưỡng khí . Trẻ khó thở và phải thở bằng đường miệng khi ngủ sẽ làm cho biến dạng một số bộ phận như da xanh, răng vẩu, mọc lệch, môi trên bị xệch, môi dưới thỏng xuống làm cho bộ mặt của trẻ thay đổi.
Viêm VA mạn tính sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của mũi vì trẻ thở bằng mồm cho nên làm cho chóp mũi trở nên nhỏ hơn, xương hàm trên phát triển kém, răng hàm trên mọc lệch, cằm của trẻ bị nhô ra và to hơn. Việc điều trị cho trẻ viêm VA như thế nào là do bác sĩ chỉ định. Có thể điều trị dùng thuốc nếu trẻ mới bị lần đầu, nhưng có thể điều trị ngoại khoa (nạo VA). Vì vậy các bậc phụ huynh chú ý chỉ nạo VA khi chưa có biến chứng mới có tác dụng ngăn ngừa biến chứng do viêm VA gây ra, nếu khi đã có biến chứng rồi thì nạo VA cũng không còn tác dụng ngăn ngừa biến chứng nữa. Nạo VA là một thủ thuật đơn giản đối với một bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng thực thụ. Thủ thuật này ó thể được tiến hành có gây mê hoặc gây tê tại chỗ và diễn ra trong vòng vài ba phút. Nạo VA thường không có biến chứng gì, sau khi nạo khoảng nửa tiếng đến 1 giờ là có thể về nhà, không cần kiêng nói và ăn uống bình thường.
.......
BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH ứng dụng công nghệ Coblator, dao Plasma phẫu thuật cắt amidan, nạo VA an toàn, không đau, nhanh hồi phục: Thời gian phẫu thuật chỉ 30 phút, sử dụng ít thuốc mê, người bệnh hồi tỉnh sau 10 phút, có thể nói chuyện, ăn uống sau phẫu thuật 3 giờ và xuất viện sau 24 giờ, không tái phát áp xe quang amidan, không ảnh hưởng giọng nói.
Máy ReFlex Ultra điều trị rối loạn tắc nghẽn đường hô hấp trên, bao gồm TẮC NGHẼN MŨI MÃ TÍNH, VIÊM VA VÀ NGÁY...
Kỹ thuật tạo kênh dưới niêm mạc của Coblation vừa loại bỏ vừa thu nhỏ mô mềm mà vẫn giữ nguyên lớp niêm mạc, cấu trúc vùng mũi hầu không bị xáo trộn
Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh
Ý kiến khác